Thời trang The_Beatles_trong_văn_hóa_đại_chúng

Tóc

Kiểu tóc của The Beatles, được biết dưới tên mop-top (hay moptop) vì trông nó giống hình cái cây lau nhà hay là kiểu đầu nấm ngang vai được phổ biến bởi The Bealtes song lại bị chế nhạo bởi những người trưởng thành[5]. Đây là kiểu cắt tóc ép mượt, bồng ở đoạn cuối, trùm lấy tai ở 2 bên với phần mái tỉa bằng.

Khi còn là học sinh vào những năm 1950, Jürgen Vollmer từng để kiểu tóc này ôm chụp lấy đầu để gọn gàng thuận tiện khi đi bơi, chứ không có mục đích tạo kiểu. John Lennon trích lại trong cuốn The Beatles Anthology: "Vollmer là người tạo nên kiểu tóc với cách tỉa bằng cả trước lẫn sau, và chúng tôi chỉ chọn cách cắt tóc đó." Cuối năm 1961, Vollmer chuyển tới Paris. McCartney từng trả lời phỏng vấn vào năm 1979: "Chúng tôi gặp một gã ở Hamburg có kiểu tóc mà chúng tôi thích. John và tôi liền bám theo anh ta tới tận Paris. Và chúng tôi đề nghị anh ta cắt cho chúng tôi kiểu tóc giống hệt vậy." Năm 1989, McCartney viết một bức thư cho Vollmer: "George từng giải thích vào những năm 1960 rằng John và tôi có chung một kiểu tóc sau chuyến đi Paris và cậu ta chỉ bắt chước theo... Chúng tôi là những người đầu tiên dám đương đầu với thử thách!"

Cùng với sự nổi tiếng rộng khắp của The Beatles, kiểu tóc này đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới trong khoảng năm 1964 tới 1966. Kiểu tóc cũng khiến các hãng sản xuất đồ chơi thiết kế những bộ tóc giả có tên "Beatle Wigs". Lowell Toy Manufacturing Corp. từ New York có được giấy phép sản xuất "bộ tóc giả đăng ký" của The Beatles. Có rất nhiều sản phẩm để lựa chọn, song kiểu tóc ban đầu vẫn đắt hàng nhất. Trong buổi họp báo tại khách sạn Plaza Hotel ở New York không lâu sau khi The Beatles tới đây, phóng viên có hỏi Harrison: "Anh gọi như thế nào cho kiểu tóc này?" và anh trả lời "Arthur". Sự kiện đó được tái tạo lại trong một cảnh quay của bộ phim A Hard Day's Night khi có nhà báo chạy tới hỏi Harrion: "Anh có thể gọi như thế nào, uhm, về kiểu tóc của mình?"

Năm 2003, Mikhail Safonov viết rằng vào thời kỳ Leonid Brezhnev, việc bắt chước kiểu tóc của The Beatles tại Liên Xô bị coi là tội phản quốc. Thanh niên sẽ bị gọi là "tóc xù", bị bắt và ép buộc phải cắt tóc tại các sở cảnh sát.

Năm 1967, trong phần bìa nổi tiếng của album Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band, cả bốn thành viên của The Beatles bắt đầu nuôi râu, thay đổi từ khuôn mặt sạch sẽ sang kiểu cách râu rậm mà còn kéo dài tới hết thập niên 1970. Harrison thậm chí bắt đầu nuôi tóc dài, còn Lennon bắt đầu đeo cặp kính tròn thương hiệu. Vẻ ngoài này cho thấy họ đã trưởng thành hơn thời kỳ "moptop". Tới cuối thập niên 1960, tóc ban nhạc đã dài hơn rất nhiều so với thời kỳ Beatlemania và họ thường xuyên để râu rậm, giống như nhiều ngôi sao nhạc rock thập niên 1970 như Jeff LynnePhil Collins cũng làm theo.

Trang phục

Trong những năm đầu thời kì Beatlemania, The Beatles vẫn thường mặc đồ đen, rồi chuyển sang màu xám, rồi kiểu trang phục không có cổ áo giống thời vua Edward II[6][7]. Phong cách này bắt nguồn từ trào lưu Mod cực đỉnh tại Anh trong những năm 1960[8]. Bộ trang phục (bao gồm áo khoác da, áo bên trong bằng len sọc vuông cùng quần vải) đặc biệt thịnh hành trong những ban nhạc thành lập sau năm 1964.

Sau này vào thời kỳ psychedelia 1966–1968, The Beatles bắt đầu mặc đồ sáng màu hơn, với áo quần len cùng nhiều họa tiết hình hoa. The Beatles cũng phổ biến những họa tiết và thời trang Ấn Độ với những chiếc áo không cổ và sandal.

Tới cuối thập niên 1960, The Beatles đi theo trào lưu chung khi bắt đầu mặc áo phông, quần bò cũng như áo bò. Lennon gần như chỉ mặc đồ trắng, song song với sự quan tâm của mình tới quan điểm tối giản mà ban nhạc từng thể hiện qua phần bìa Album trắng. Việc ăn mặc theo trào lưu chung cũng như không còn thống nhất nữa của ban nhạc còn có thể được nhận thấy trong những năm cuối cùng khi họ bắt đầu để râu rậm cũng như thay đổi thường xuyên với trang phục Ấn Độ.

Giày

Giày của The Beatles thường là loại bó vừa vặn, đế hơi cao kiểu Cuban, cổ côn và mũi nhọn. Họ bắt đầu sử dụng chúng kể từ năm 1963 khi Epstein phát hiện ra kiểu thiết kế giày Chelsea trong một lần đi mua sắm ở cửa hàng Anello & Davide. Ông lập tức mua 4 đôi cho ban nhạc (với đế Cuban) và những bộ quần áo âu nhằm thay đổi hình ảnh của họ sau chuyến đi Hamburg, vốn khi đó họ chỉ mặc quần áo bằng vải bò[9].

Phụ kiện khác

Kiểu mũ mà John và Cynthia Lennon đội trong tour diễn năm 1964 tại Mỹ của ban nhạc sau đó đều được ưa chuộng cả nam lẫn nữ. Năm 1966, trong bộ phim How I Won the War, Lennon lần đầu đeo lên đôi kính tròn màu, thứ sau này trở thành thương hiệu của chính anh. Cặp kính này sau đó được gọi là "cặp kính John Lennon".

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: The_Beatles_trong_văn_hóa_đại_chúng http://www.britannica.com/psychedelic/textonly/hen... http://www.cirquedusoleil.com/CirqueDuSoleil/en/sh... http://eil.com/shop/moreinfo.asp?catalogid=230968 http://www.ibdb.com/production.php?id=4008 http://www.ibdb.com/production.php?id=488176 http://www.ibdb.com/production.php?id=494772 http://www.letitbelondon.com/ http://www.majic100.com/blogs/2014/12/17/lennon-or... http://www.royalcourttheatre.com/whats-on/presence... http://www.starpulse.com/news/index.php/2006/11/12...